Mô tả
Các nội dung chính Human Albumin Baxter
Đạm Human Albumin 250G/L 25% Baxter chai 50ml thường được gọi là đạm vàng Baxter, đây là loại 25% ít thông dụng, còn thông thường là loại đạm 20%. Tuy nhiên việc chọn loại đạm 20 hay 25% là theo chỉ định của bác sĩ.
Human Albumin 250G/L 25% Baxter 50Ml
Cách hiểu tên đạm trên có thể gọi đạm người, human albumin hay human albutein cũng chung, chỉ khác cách gọi
Human albumin (albumin người), nồng độ là 250 g trên 1 thể tích 1 lít, một chai 50ml. Tức 1 chai sẽ cung cấp khoảng 250mg x 50ml / 1000ml = 12.5g human albutein
Đạm thường có các loại phổ biến là Baxter (hay gọi đạm vàng), Biotest (hay gọi đạm trắng). Phân loại màu sắc này vì trong ngành dược có 2 loại đạm có 2 màu khác nhau cho dễ nhớ. Ngoài ra còn có đạm ít phổ biến hơn là đạm Kedrial của Ý hoặc Grifrol của Mỹ.
Thông tin chi tiết đạm đăng ký bên Quản lý dược tại
https://dav.gov.vn/file/2017/HO SO THONG TIN 2017/0108.17.pdf
Chỉ định của đạm Human albutein
Dung dịch truyền human albumin 250 g/l được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Phục hồi và duy trì thể tích máu trong các trường hợp giảm thể tích máu và việc sử dụng dung dịch keo chứa albumin là phù hợp.
Chọn đạm albumin hay tương tự khác phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh, dựa vào những khuyến cáo của bác sĩ
Cách dùng Của Human Albumin 25% 50Ml
Việc chọn loại 20 hay 25%, chai 50ml hay 100ml là theo cụ thể kê toa của bác sĩ, bệnh nhân có thể chọn nhãn Baxter, Biotest, Keridal hay Grifol.
Nếu bác sĩ đã quyết chọn dùng 100ml thì nên dùng 1 chai 100ml thay vì dùng 2 chai 50ml. Lưu ý loại chai 100ml và 25% độ đạm là không phổ biến, ít dùng và khó có sẵn để mua
Chế phẩm có thể được sử dụng trực tiếp bằng đường truyền tĩnh mạch hoặc pha loãng trước với các dung dịch đẳng trương (ví dụ: Dung dịch Glucose 5%, Natri clorid 0,9%).
Liều dùng đạm human albumin
Liều dùng phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của chấn thương hoặc tình trạng và lượng dịch hay protein của cơ thể tiếp tục mất. Nên kiểm tra thể tích tuần hoàn và mức độ thiếu hụt albumin huyết tương để xác định liều dùng thích hợp.
Dung dịch Human albumin 250 g/l cần phải tiêm truyền tĩnh mạch. Không được pha loãng chế phẩm với nước cất pha tiêm do có thể gây tan huyết.
Không nên trộn lẫn các dung dịch albumin với các thuốc khác có chứa máu và các thành phần của máu nhưng có thể sử dụng đồng thời các chế phẩm tiêm khác khi thật sự cần thiết.
Các dung dịch albumin không nên trộn lẫn với protein thủy phân hoặc các dung dịch có chứa cồn vì các chất này kết hợp với nhau có thể tạo ra kết tủa protein.
Không thêm các thuốc bổ sung vào dung dịch tiêm truyền.
Tình trạng tăng khối lượng tuần hoàn có thể xảy ra nếu liều dùng và tốc độ truyền không được điều chỉnh, cân nhắc cho phù hợp với nồng độ dung dịch và tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân. Cần theo dõi thông số huyết động khi bệnh nhân dùng Human albumin 250 g/l và nên kiểm tra nguy cơ tăng liều lượng máu và quá tải tuần hoàn.
Nếu albumin người được sử dụng phải theo dõi liên tục các thông số huyết động học bao gồm:
- Huyết áp động mạch và nhịp tim.
- Áp lực tĩnh mạch phổi.
- Áp lực động mạch phổi.
- Lượng nước tiểu.
- Nồng độ các chất điện giải.
- Tỷ lệ hematocrit/hemaglobin.
Dấu hiệu lâm sàng của suy tim và suy hô hấp (ví dụ: Khó thở).
Dấu hiệu lâm sàng của việc tăng áp lực hộp sọ (ví dụ: Đau đầu).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Giảm thể tích tuần hoàn máu có thể xuất hiện nếu liều dùng và tốc độ truyền quá cao. Dừng truyền ngay khi gặp các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của việc quá tải tuần hoàn (đau đầu, khó thở, tắc nghẽn tĩnh mạch cảnh), hoặc các biểu hiện tăng huyết áp, tăng áp lực tĩnh mạch chủ, phù phổi, theo dõi giám sát các thông số huyết động học của người bệnh.
Làm gì khi quên 1 liều?
Thuốc được sử dụng trong cơ sở y tế và do nhân viên y tế thực hiện nên việc quên liều khó xảy ra.
Tác Dụng Phụ Của Human Albumin 25% 50Ml
Khi sử dụng thuốc Human Albumin 250 g/l, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
- Không rõ tần suất
- Hệ thống miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn/phản ứng dị ứng.
- Hệ thần kinh: Nhức đầu, thay đổi vị giác.
- Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh, rung nhĩ, loạn nhịp nhanh.
- Mạch máu: Hạ huyết áp, đỏ bừng mặt.
- Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất: Phù phổi, khó thở.
- Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Da và mô dưới da: Mề đay, ngứa, phát ban.
- Khác: Cảm giác ớn lạnh, sốt.
- Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý của Human Albumin 25% 50Ml
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới như các loại thuốc hay đạm khác
Chống chỉ định
Thuốc Human albumin 250 g/l chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với các chế phẩm albumin người hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không pha loãng Human albumin 250 g/l với nước cất pha tiêm do có thể gây tan huyết. Khi sử dụng nước cất pha tiêm để pha loãng albumin nồng độ 20% hoặc cao hơn sẽ có nguy cơ tử vong do tan huyết hoặc suy thận cấp.
Thận trọng khi sử dụng đạm vàng (hoặc đạm trắng)
Nếu nghi ngờ có phản ứng dị ứng và phản vệ, dừng ngay việc truyền dịch. Trong trường hợp bệnh nhân bị sốc, phải thực hiện ngay việc điều trị y tế thích hợp.
Thận trọng đặc biệt khi sử dụng albumin trong các trường hợp thừa dịch cơ thể và hệ quả của thừa dịch cơ thể hay khi sự loãng máu sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ví dụ một số trường hợp như:
- Suy tim mất bù.
- Cao huyết áp
- Giãn tĩnh mạch thực quản.
- Phù phổi
- Xuất huyết nội tạng
- Thiếu máu nặng
- Thiểu niệu trước thận và sau thận
Áp suất keo của dung dịch albumin người 250 g/l gấp khoảng 4 lần so với áp suất keo huyết tương. Do đó chỉ định dung dịch albumin đậm đặc, phải thận trọng để đảm bảo bù đủ lượng nước cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận để đề phòng việc quá tải tuần hoàn và việc dư quá nhiều nước trong cơ thể.
Các chất điện giải trong dung dịch Human albumin 250 g/l tương đối thấp khi so với các dung dịch albumin người có nồng độ 40 – 50 g/l. Khi truyền dung dịch albumin, phải theo dõi chặt chẽ nồng độ các chất điện giải của người bệnh, thực hiện các biện pháp thích hợp để phục hồi và duy trì việc cân bằng chất điện giải.
Human albumin 250 g/l chứa natri với nồng độ 130 – 160 mmol/l, cần thận trọng khi điều trị trên các bệnh nhân đang duy trì chế độ ăn có kiểm soát natri.
Không pha loãng chế phẩm với nước cất pha tiêm vì có thể gây tan máu.
Trường hợp phải thay thế một lượng lớn thể tích, cần kiểm soát chất đông máu và hematocrit. Cần đảm bảo chắc chắn việc thay thế đầy đủ các thành phần máu khác (yếu tố đông máu, điện giải, tiểu cầu, hồng cầu).
Tình trạng giảm thể tích tuần hoàn máu có thể xuất hiện nếu liều điều trị và tốc độ truyền không phù hợp với tình trạng tuần hoàn của người bệnh. Dừng truyền thuốc ngay khi gặp các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của việc quá tải tuần hoàn (đau đầu, khó thở, tắc nghẽn tĩnh mạch cảnh), hoặc tăng huyết áp, tăng áp lực tĩnh mạch chủ, phù phổi.
Các biện pháp chuẩn để ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn từ các chế phẩm có nguồn gốc từ máu và huyết tương người bao gồm lựa chọn người tình nguyện , sàng lọc máu hiến tặng và từng túi huyết tương để tìm các dấu hiệu đặc biệt của nhiễm trùng, đưa các công đoạn có hiệu quả trong quy trình sản xuất nhắm bất hoạt hoặc loại bỏ virus. Dù vậy, không thể chắc chắn việc loại bỏ hoàn toàn khả năng truyền nhiễm các tác nhân gây bệnh từ các chế phẩm có nguồn gốc từ máu hoặc huyết tương người. Điều này cũng đúng với các virus chưa biết hoặc mới, cũng như các tác nhân gây bệnh khác.
Hiện vẫn chưa có báo cáo xác nhận nào về trường hợp nhiễm virus với albumin sản xuất theo tiêu chuẩn Dược điển Châu Âu theo quy trình đã được thiết lập.
Khuyến cáo đặc biệt quan trọng với mỗi lần sử dụng sản phẩm Human albumin 250 g/l là cần ghi chép cẩn thận tên người bệnh và số lô sử dụng để duy trì mối liên hệ giữa bệnh nhân với lô sản phẩm.
Huyết động học
Không tiến hành việc điều trị mà thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về huyết động học, cần kiểm tra các bằng chứng về suy tim/suy hô hấp, suy thận hoặc tăng áp lực nội sọ.
Tăng thể tích máu/ tăng lưu lượng tuần hoàn
Cần sử dụng các chế phẩm human albumin trên các bệnh nhân có nguy cơ tăng thể tích máu kéo theo hệ quả hoặc tăng thể tích tuần hoàn. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ bao gồm (và không giới hạn): Suy tim mất bù, tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch thực quản, phù phổi, bệnh nhân có thể tạng xuất huyết, thiếu máu trầm trọng, suy thận và sau suy thận.
Điều chỉnh tốc độ truyền dịch dựa vào nồng độ thuốc và kết quả đánh giá huyết động học trên người bệnh. Truyền thuốc với tốc độ quá nhanh có thể dẫn đến tăng lưu lượng tuần hoàn và phù phổi. Dấu hiệu lâm sàng ban đầu của tình trạng tăng lưu lượng tuần hoàn bao gồm đau đầu, khó thở, căng tĩnh mạch cổ, hoặc tăng huyết áp, tăng áp lực thần kinh trung ương, phù phổi cần dừng ngay việc truyền thuốc.
Truyền thuốc với thể tích lớn
Thường việc truyền với thể tích lớn (ở đây là Human Albumin) bên cạnh chai dung tích hay dùng là 50ml còn có loại chai 100ml, trong loại chai 100ml cũng chia làm 2 loại 20% và 25%
Nếu thể tích thay thế tương đối lớn, cần theo dõi chặt chẽ chỉ số đông máu và hematocrit. Tiến hành các biện pháp chăm sóc cần thiết để đảm bảo thay thế đủ các thành phần khác của máu (yếu tố đông máu, chất điện giải, hồng cầu và tiểu cầu). Đồng thời tiến hành các biện pháp theo dõi chỉ số huyết động thích hợp (yếu tố chống đông, điện giải, tiểu cầu và hồng cầu).
Cần có biện pháp giám sát huyết động học thích hợp trong quá trình truyền thuốc.
Tình trạng điện giải
Khi chỉ định chế phẩm human albumin, cần tiến hành kiểm tra và có các biện pháp duy trì/phục hồi cân bằng điện giải thích hợp.
Huyết áp
Cần quan sát cẩn thận dấu hiệu tăng huyết áp sau khi truyền Human albumin 250 g/l đối với bệnh nhân bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật để phát hiện và điều trị tổn thương các mạch máu nghiêm trọng nhằm tránh gây chảy máu ở mức huyết áp thấp hơn.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có thông tin.
Thời kỳ mang thai
Độ an toàn của Human albumin 250 g/l khi sử dụng với phụ nữ mang thai chưa được thiết lập trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát. Tuy nhiên theo kinh nghiệm lâm sàng thì albumin không gây nguy hại gì cho phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh. Do chưa có đủ các dữ liệu nghiên cứu về sử dụng Human albumin 250 g/l cho phụ nữ có thai, cần đặc biệt cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi kê đơn chỉ định trên đối tượng này.
Thời kỳ cho con bú
Do chưa có đủ các dữ liệu nghiên cứu về sử dụng Human albumin 250 g/l cho phụ nữ có thai và cho con bú, cần đặc biệt cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi kê đơn chỉ định trên đối tượng này.
Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về trường hợp tương tác thuốc.
Bảo Quản
Hiện nay, khác trước đây, các loại đạm (không kể đạm vàng hay đạm trắng, không phân biệt 20% hay 25% đều đã được nhiệt đới hóa, nghĩa là thuận tiện cho thị trường nhiệt đới nên nhiệt độ bảo quản là dưới 30 độ C thay vì phải bảo quản tại 2-8 độ C.
Tóm lại, đạm vàng hoặc trắng, 20 hay 25%, 50ml hay 100ml hiện nay có thể để nhiệt độ phòng, tuy nhiên vì sinh phẩm giá trị cao nên tốt nhất vẫn lưu trữ nhiệt độ mát, lưu ý ngăn mát trong tủ lạnh là tốt nhất để bảo quản.
Và tuyệt đối không để ngăn đá tủ lạnh, nếu đã vô tình để ngăn đá và đã đông đá thì nên bỏ luôn, không nên dùng lại (kể cả khi rã đông). Hiện chúng tôi cũng chưa tìm được thông tin có căn cứ để có thể dùng lại nếu đã để đông trong tủ lạnh mà vẫn dùng được. Nếu ai đó có thông tin về vấn để này có thể cho chúng tôi tham khảo qua 1900 633 607. Cảm ơn
Human Albumin Baxter 25% 50ml sản xuất tại Áo (Châu Âu)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.