Mô tả
Thuốc Lidocain 2% dùng gây tê tại chỗ/khu vực trong ngoại khoa, phụ khoa, nha khoa. Phòng ngừa cấp một loạn nhịp thất ác tính, nhịp nhanh thất và rung thất; hai nhịp nhanh thất và rung thất trong vòng 6-24 giờ sau khi hết loạn nhịp tim. Điều trị nhịp nhanh thất do nhồi máu cơ tim cấp trước khi nhập viện, do nhồi máu cơ tim cấp hoặc khi có kèm bệnh tim do thiếu máu cục bộ hay có bệnh tim thực thể giai đoạn nằm viện.
Thuốc Lidocain 2%
Thành phần: Lidocaine hydrochloride 200 mg.
Đóng gói: Hộp 10 Ống x 10ml
Chỉ định: Gây tê tại chỗ/khu vực trong ngoại khoa, phụ khoa, nha khoa. Phòng ngừa cấp một loạn nhịp thất ác tính, nhịp nhanh thất và rung thất; hai nhịp nhanh thất và rung thất trong vòng 6-24 giờ sau khi hết loạn nhịp tim. Điều trị nhịp nhanh thất do nhồi máu cơ tim cấp trước khi nhập viện, do nhồi máu cơ tim cấp hoặc khi có kèm bệnh tim do thiếu máu cục bộ hay có bệnh tim thực thể giai đoạn nằm viện.
Liều dùng:
Gây tê tại chỗ: nên dùng nồng độ và liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả. Người lớn: tối đa 4.5 mg/kg/liều đơn và 300 mg/tổng liều; 1/ nồng độ 0.5% trong tiêm ngấm qua da: 1-60 mL, tiêm ngấm khu vực qua đường tĩnh mạch: 10-60 mL; 2/ nồng độ 1% trong tiêm ngấm qua da: 1-60 mL, phong bế thần kinh giao cảm: 5 mL (vùng cổ) hoặc 5-10 mL (vùng thắt lưng), phong bế thần kinh ngoại biên: 3 mL (liên sườn) hoặc 3-5 mL (cạnh bên cột sống) hoặc 10 mL (dây thần kinh thẹn), cạnh cổ tử cung: 10 mL, phong bế TKTW ngoài màng cứng: 20-30 mL (vùng ngực) hoặc 25-30 mL (vùng thắt lưng), phong bế TKTW vùng ống cùng: 20-30 mL (sản khoa) hoặc 15-20 mL (ngoại khoa); 3/ nồng độ 1.5% trong phong bế đám rối thần kinh ngoại biên cánh tay và phong bế TKTW ngoài màng cứng (giảm đau): 15-20 mL; 4/ nồng độ 2% trong nha khoa: 1-5 mL; ngoài màng cứng: 10-15 mL; ngón tay/chân, dương vật, tai, mũi: 2-3 mL; phong bế TKTW: 10-15 mL. Trẻ em và thanh niên (nồng độ 0.5%, 1%): tối đa 4.5 mg/kg/liều đơn, không lặp lại liều tối đa trong vòng 24 giờ. Gây tê khu vực: người lớn: tối đa 4 mg/kg qua đường tĩnh mạch. Khoa tim: Người lớn: đầu tiên tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 mg/kg (tối đa 100 mg), sau 5-10 phút: có thể lặp lại một liều 0.5-0.75 mg/kg cho đến tổng liều tối đa 300 mg; sau đó thêm 10 mL Lidocain 2% vào 500 mL dung dịch Isodex hay Ringer và truyền 20-55 mcg/kg/phút (tối đa 4 mg/phút); duy trì: truyền 1 mg/phút chừng nào mà tình trạng bệnh nhân còn đòi hỏi. Tối đa 4.5 mg/kg/giờ hay 300 mg/tổng liều. Trẻ em và thanh niên: khởi đầu 1 mg/kg, sau đó truyền tĩnh mạch 20-50 mcg/kg/phút, nếu hiệu quả chưa thỏa đáng: tiêm liều thứ hai 1 mg/kg. Bệnh nhân suy tim và suy gan: giảm 40% liều, cao tuổi và suy tim: liều thấp hơn.
Cách dùng:
Khoa tim: nên tiêm bolus trước khi truyền tĩnh mạch. Pha loãng dung dịch tiêm 2% với dung dịch NaCl 0.9%.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Sốc do tim, chức năng tâm thất trái giảm đáng kể, blốc nhĩ thất độ II/III, nhịp tim chậm nhiều, h/c Adams-Stokes, bệnh sử co giật do lidocaine. Suy gan nặng.
Thận trọng:
Bệnh nhân bệnh tim (giám sát liên tục và theo dõi ECG); có tạng dễ bị sốt cao ác tính (tránh dùng); bệnh thần kinh, biến dạng cột sống, nhiễm trùng huyết và tăng HA nặng (khi gây tê vùng gần cột sống); suy tuần hoàn, giảm thể tích máu, HA thấp, suy gan và suy thận; cao tuổi, động kinh, rối loạn dẫn truyền, suy hô hấp và mỗi khi liều cho vào có thể dẫn đến nồng độ cao trong huyết tương. Phụ nữ có thai (không dùng, đặc biệt 3 tháng đầu trừ phi lợi ích vượt nguy cơ), cho con bú. Lái xe, vận hành máy móc.
Phản ứng phụ:
Buồn ngủ, chóng mặt, lưỡi và môi tê, ù tai (liều cao hơn: bứt rứt, sảng khoái, run, mất phương hướng, co giật, mất ý thức, suy hô hấp). Buồn nôn, nôn. Có thể xảy ra (khi gây tê tủy sống/ngoài màng cứng) phong bế tủy sống với HA hạ; mất hoạt động của trực tràng, bàng quang, chức năng tình dục và mất cảm giác vùng đáy chậu.
Tương tác thuốc:
Cimetidine, pethidine, bupivacaine, propanolol, quinidine, disopyramide, amitriptyline, nortriptyline, chlorpromazine, imipramine: làm tăng nồng độ lidocaine trong huyết thanh. Phenytoin: làm tăng tác dụng làm suy yếu tim của lidocaine. Rượu: làm tăng tác dụng làm suy yếu hô hấp của lidocaine. Thuốc chống loạn nhịp nhóm I/a: có thể kéo dài QT, xảy ra blốc nhĩ-thất hay rung thất (rất hiếm). Procainamide: có thể gây ảo giác và mê sảng. Lidocaine có thể làm tăng tác dụng của thuốc giãn cơ. Thận trọng phối hợp thuốc an thần (tăng tác dụng an thần).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.