Mô tả
– Loét tá tràng.
– Loét dạ dày.
– Viêm thực quản trào ngược trung bình và nặng.
– Ngoài ra, dạng viên còn được dùng phối hợp với hai kháng sinh thích hợp (xem phần Liều lượng và Cách dùng) để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày, nhằm giảm tái phát chứng loét tá tràng và dạ dày do vi sinh vật này gây ra.
Thành phần
cho 1 lọ
Pantoprazole 40 mg
Chỉ định :
– Loét tá tràng.
– Loét dạ dày.
– Viêm thực quản trào ngược trung bình và nặng.
– Ngoài ra, dạng viên còn được dùng phối hợp với hai kháng sinh thích hợp (xem phần Liều lượng và Cách dùng) để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày, nhằm giảm tái phát chứng loét tá tràng và dạ dày do vi sinh vật này gây ra.
Liều Dùng:
Pantoloc Không được nhai hoặc nghiền mà phải uống nguyên viên với nước, 1 giờ trước bữa ăn sáng. Trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên Pantoloc thứ hai trước bữa tối. Điều trị phối hợp để diệt Helicobacter pylori trong loét dạ dày: tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể thực hiện các sơ đồ phối hợp sau:
a) Pantoloc 1 viên x 2 lần/ngày amoxicillin 1000 mg x 2 lần/ngày clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
b) Pantoloc 1 viên x 2 lần/ngày metronidazole 500 mg x 2 lần/ngày clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
c) Pantoloc 1 viên x 2 lần/ngày amoxicillin 1000 mg x 2 lần/ngày metronidazole 500 mg x 2 lần/ngày. Liệu pháp phối hợp được dùng trong 7 ngày, có thể kéo dài tối đa trong 2 tuần. Đơn trị liệu, khi đã thử nghiệm âm tính với H. pylori, điều trị loét tá tràng, loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược: 1 viên/ngày, có thể lên đến 2 viên/ngày.
Người già & bệnh nhân suy thận: tối đa 40 mg/ngày. Bệnh nhân suy gan nặng: 20 mg/ ngày. Thời gian điều trị: loét tá tràng: 2 tuần, loét dạ dày hay viêm thực quản trào ngược: 4 tuần. Pantoloc IV chỉ dùng khi đường uống không thích hợp, liều 40 mg/ ngày, pha loãng với 10 mL NaCl 0,9%, tiêm IV trong 2-15 phút. Điều trị không vượt quá 8 tuần.
Chống Chỉ Định:
Quá mẫn với thuốc. Nên loại trừ loét dạ dày dạng ác tính trước khi điều trị. Không nên trị liệu phối hợp ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận trung bình đến nặng.
Thận Trọng: Phụ nữ có thai & cho con bú. Nên kiểm tra enzyme gan định kỳ ở bệnh nhân suy gan. Suy thận nặng.
Phản Ứng Có Hại: Thỉnh thoảng: nhức đầu, tiêu chảy. Hiếm gặp: buồn nôn, đau thượng vị, đầy hơi, nổi mẩn da, ngứa hay hoa mắt. Phù, sốt, khởi phát trầm cảm & rối loạn thị giác (mờ mắt).
Tương Tác Thuốc: Có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác mà độ khả dụng sinh học phụ thuộc vào pH như ketoconazole khi dùng đồng thời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.