Mô tả
Thuốc Bihasal 2.5
THÀNH PHẦN
Bisoprolol hemifumarate …………………………………… 2.5 mg
Tá dược vừa đủ ………………………………… …………………… 1 viên
(Lactose, Avicel M101, Maize starch, Primellose, Magnesium stearate, Aerosil, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titanium dioxide)
DẠNG BÀO CHẾ
Viên nén bao phim.
TRÌNH BÀY
Hộp 3 vỉ x10 viên nén bao phim.
DƯỢC LÝ LÂM SÀNG
– Bisoprolol là tác nhân đối kháng thụ thể beta1-adrenergic có tính chọn lọc cao trên tim, với
ái lực thấp trên thụ thể beta 2.
– Tác dụng được công nhận của thuốc trên bệnh nhân bệnh tim mạn tính là làm giảm hoạt tính hưng phấn bất thường của hệ thần kinh giao cảm, gây ra hậu quả bất lợi trên tim (tăng nhịp tim). Bisoprolol 2,5 mg được chứng minh làm giảm nhịp tim nên có tác dụng bảo vệ tim lâu dài.
– Trong thử nghiệm lâm sàng, Bisoprolol cho thấy có lợi hơn khi uống cùng với thuốc lợi tiểu và/hoặc thuốc ức chế men chuyển.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
– Hấp thu và sinh khả dụng
Sinh khả dụng tuyệt đối sau khi dùng liều uống Bisoprolol fumarate 10 mg là khoảng 80%. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
– Phân bố
Liên kết với protein huyết thanh khoảng 30%. Đạt nồng độ đỉnh huyết tương trong vòng 2 – 4 giờ sau khi dùng liều 2,5- 20 mg và giá trị nồng độ đỉnh trung bình biến đổi từ 9,0 ng/ ml (với liều
2,5 mg) đến 70 ng/ ml (với liều 20 mg).
Ở cả người trẻ và người cao tuổi, sự tích lũy trong huyết tương thấp, hệ số tích lũy từ 1,1 – 1,3.
– Chuyển hoá và thải trừ
Sự chuyển hóa qua gan lần đầu của Bisoprolol fumarate khoảng 20%. Bisoprolol fumarate không bị chuyển hoá bởi cytochrome P450 II D6 (debrisoquin hydroxylase).
Thời gian bán thải trong huyết tương từ 09 -12 giờ và hơi kéo dài hơn ở bệnh nhân cao tuổi, một phần là do chức năng thận của họ bị giảm.
Ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 40 mL/ phút, thời gian bán thải trong huyết tương tăng xấp xỉ 3 lần so với người khỏe mạnh.
Ở những bệnh nhân xơ gan, sự thải trừ Bisoprolol fumarate có tỉ lệ biến đổi nhiều hơn và chậm hơn đáng kể so với người khỏe mạnh, với thời gian bán thải trong huyết tương từ 8,0 đến 22 giờ.
Bisoprolol fumarate được thải trừ qua thận và không qua thận như nhau với khoảng 50% liều xuất hiện ở dạng không biến đổi trong nước tiểu, phần còn lại ở dạng chất chuyển hoá không có hoạt tính. Dưới 2% liều dùng được thải qua phân.
CHỈ ĐỊNH
Suy tim mãn tính kết hợp với điều trị cơ bản.
LIỀU LƯỢNG
– Liều lượng nên được xác định tùy theo từng cá thể phù hợp với nhịp tim và kết quả điều trị.
– Bihasal 2,5 mg thường được uống chung với một số thuốc khác do bác sĩ kê toa như sau. Dùng Bihasal 2,5 mg với liều như sau :
1,25 mg/ ngày 1 lần, trong một tuần, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
2,5 mg/ ngày 1 lần, trong tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
3,75 mg/ ngày 1 lần, trong một tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
5 mg/ ngày 1 lần, trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
7,5 mg/ ngày 1 lần, trong 4 tuần tiếp theo, nếu dung nạp tốt thì tăng liều.
Liều duy trì 10 mg/ngày.
– Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi trừ trường hợp bị rối loạn chức năng gan và thận đáng kể.
CÁCH DÙNG VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
– Uống thuốc với nhiều nước, nên dùng thuốc vào buổi sáng khi đói hoặc lúc điểm tâm. Không được nhai.
– Nếu uống quá liều: có thể nhận thấy nhịp tim rất chậm và huyết áp hạ quá thấp qua các triệu chứng như chóng mặt, ù tai…
– Quên liều: Không được uống liều gấp đôi để bù lại liều quên uống.
– Không được ngưng sử dụng đột ngột Bihasal 2.5 cũng như không được thay đổi liều trừ khi được chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Quá mẫn với Bisoprolol hoặc các thuốc chẹn beta hoặc một trong các thành phần khác của thuốc.
– Suy tim cấp, suy tim mất bù đang cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim.
– Sốc do tim (sốc do giảm cung lượng tim với các triệu chứng huyết áp rất thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mm Hg), mất định hướng, lẫn, và da ẩm lạnh).
– Rối loạn dẫn truyền tim (block nhĩ thất độ 2 và 3 không có máy tạo nhịp, blốc xoang nhĩ).
– Nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/ phút trước khi bắt đầu điều trị, hội chứng suy nút xoang.
– Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg, hạ huyết áp).
– Hen phế quản nặng, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính nặng (COPD)
– Dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
– Rối loạn nặng về cung cấp máu ngoại vi (giai đoạn muộn bệnh động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud.)
– Nhiễm toan chuyển hóa
– Đang bị bệnh ở tuyến thượng thận (u tế bào ưu crôm) chưa được điều trị.
THẬN TRỌNG
– Nếu bị bất kỳ bệnh nào hoặc điều kiện nào dưới đây, hãy báo cáo với bác sĩ điều trị trước khi dùng Bihasal 2.5 mg:
Đau ngực lúc nghỉ ngơi (chứng đau thắt ngực Prinzmetal)
Suy tim chưa điều trị
Block nhĩ thất độ 1
Hen hoặc các bệnh phổi khác
Tiểu đường
Vẩy nến
Suy chức năng gan, thận
Bệnh tắt động mạch ngoại biên
Cường giáp trạng
Cơn đau thắt ngực (nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng gần đây)
Bệnh van tim
– Khởi đầu điều trị bằng Bihasal 2.5 mg cần được giám sát thường xuyên trong vòng 3 tháng gần đây.
TÁC DỤNG PHỤ
– Thuốc được dung nạp tốt ở hầu hết bệnh nhân. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và thoáng qua.
– Các tác dụng ngoại ý thường gặp: cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân, rối loạn tiêu hoá.
– Lúc mới bắt đầu điều trị, thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu… Các triệu chứng này thường ít nghiêm trọng và thường biến mất trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.
– Đôi khi có thể gây yếu cơ, chứng chuột rút, rối loạn giấc ngủ, có những giấc mơ mạnh, lo lắng, mất tập trung và trầm cảm, hạ huyết áp, mạch chậm, hoặc rối loạn dẫn truyền nhĩ thất. Nếu bị hen phế quản hoặc các bệnh tắt nghẽn phổi mãn tính, Bisoprolol đôi khi gây ra đau các cơ đường hô hấp.
phản ứng ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẫn…
– Trong một vài trường hợp, Bisoprolol có thể gây viêm kết mạc hoặc tăng vảy nến.
– Thuốc có thể gây tăng enzyme gan (ALAT, ASAT) hoặc tăng triglyceride.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
– Thời kỳ mang thai: Có nguy cơ ảnh hưởng tới thai. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Bihasal 2.5 mg trong thời kỳ có thai.
– Thời kỳ cho con bú: Không khuyến cáo dùng Bihasal 2.5 trong thời kỳ cho con bú. Luôn hỏi
ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Do các tác động khác nhau của thuốc, khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể bị suy giảm. Đặc biệt là tình trạng này thường xảy ra vào lúc đầu điều trị và khi có thay đổi sự dùng thuốc cũng như khi dùng với rượu.
QUÁ LIỀU
– Những dấu hiệu của hiện tượng quá liều thuốc chẹn beta là chậm nhịp, hạ huyết áp, suy tim sung huyết, co thắt phế quản và hạ đường huyết.
– Đã có báo cáo về một số trường hợp quá liều (tối đa là 2000 mg), thường gặp nhất là chậm nhịp và hạ huyết áp. Phải ngưng sử dụng Bisoprolol ngay và điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch atropine (1 -2 mg), nếu cần có thể theo sau bởi một liều truyền tĩnh mạch 25 mcg isoprenaline, glucagon cũng có thể được dùng với liều từ 1-5 mg.
– Ở một số bệnh nhân, có thể xảy ra co thắt phế quản và suy tim. Điều trị co thắt phế quản bằng cách tiêm tĩnh mạch aminophylline và điều trị suy tim bằng thuốc trợ tim mạch (digitalis) và thuốc lợi tiểu.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng hoặc mới dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác kể cả những thuốc không kê toa:
– Thuốc điều trị các bệnh tim mạch (thuốc chẹn kênh calci như verapamil,diltiazem, nifedipine): do có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol 2,5 mg. Nhịp tim, sự dẫn truyền tim, và trương lực cơ tim có thể bị ảnh hưởng xấu.
– Thuốc điều trị trầm cảm, bệnh Parkinson (thuốc ức chế monoamineoxidase, trừ IMAO-B): tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol có thể mạnh lên nhưng cũng có nguy cơ huyết áp tăng cao đột ngột (cơn tăng huyết áp).
– Thuốc chứa clonidine: Tăng huyết áp có thể xảy ra (tăng huyết áp hồi ứng) cũng như làm giảm quá mức nhịp tim và dẫn truyền tim.
– Thuốc chống loạn nhịp (disopyramide, quinidine hoặc amiodarone): tác dụng lên dẫn truyền tim và nhịp tim có thể mạnh lên.
– Một số thuốc chứa chất cường phó giao cảm (kể cả tacrin): hệ thống dẫn truyền tim có thể bị tác động.
– Các thuốc chẹn bêta, kể cả thuốc nhỏ mắt
– Thuốc trị tiểu đường (insuline hoặc các thuốc tiểu đường đường uống): dấu hiệu lượng đường huyết quá thấp có thể bị che lấp (như dấu hiệu mạch nhanh)
– Thuốc mê (dùng khi phẫu thuật): do hoạt động của tim có thể bị suy giảm trong quá trình gây mê.
– Thuốc chứa glycosid nhóm digitalis: nhịp tim và hệ thống dẫn truyền tim có thể bị ảnh hưởng.
– Thuốc giảm đau hoặc chống viêm (ức chế prostaglandin): do tác dụng hạ huyết áp có thể bị giảm.
– Dẫn xuất của ergotamin: việc cung cấp máu ngoại biên có thể bị giảm.
– Chất cường giao cảm (thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc ho): có thể làm mất tác dụng của Bisoprolol.
– Thuốc điều trị cao huyết áp khác
– Các thuốc chữa động kinh: (barbiturate, …), các thuốc hướng thần (chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin) tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.
– Rifampicin ảnh hưởng thời hạn tác dụng của Bisoprolol nhưng thường không cần điều chỉnh liều.
– Mefloquine: tăng tác dụng lên nhịp tim của Bisoprolol.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.