Mô tả
Thuốc Falipan 200mg/10mL (Thuốc thay thế được Lidocain 2% EGIS) là thuốc gây tê thuộc nhóm amid chứa Lidocain hydrochloride sử dụng để gây tê tại chỗ, gây tê vùng…
Xuất xứ và Thành phần thuốc Falipan
Sản xuất: Industria Farmaceutica Galenica Senese – Italy
Xuất xứ: Italia
Xuất xưởng: AlleMan Pharma GmbH – Đức
DNNK: Công ty TNHH Bình Việt Đức
Thành phần 1ml dung dịch thuốc tiêm chứa 20mg Lidocain hydrochlorid (dưới dạng Lidocain hydrochlorid H2O).
Tá dược: natri clorid, natri hydrocyd, nước cất pha tiêm.
Thuốc có cùng thành phần Lidocain 2%
Lidocain 2% của EGIS (xuất xứ Hungary) giá khoảng 174.000 / hộp 10 ống x 10mL. (Hiện Lidocain 2% của EGIS đang hết hàng)
Falipan của Galenica Senese (xuất xứ từ Italy) giá khoảng 140.000/hộp 5 ống x 10mL. Giá thuốc có thể thay đổi tùy vào thời điểm.
Chỉ định dùng của Falipan – Lidocain 2%
Gây tê tại chỗ, gây tê vùng:
- Gây tê bề mặt, gây tê tiêm ngấm
- Gây tê tiêm ngấm và dẫn truyền trong nha khoa
- Gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng
- Gây tê vùng và tĩnh mạch vùng
- Phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế hạch giao cảm
Liều lượng dùng
– Sử dụng nồng độ và liều lượng nhỏ nhất có thể để có được hiệu quả điều trị mong muốn.
– Liều tối đa 300mg khi không có chất co mạch
– Không vượt quá liều 500mg nếu có chất gây co mạch
– Trẻ nhỏ và người lớn tuổi: cần điều chỉnh liều theo khuyến cao của bác sĩ
Lidocaine hydrochlorid có thể kết hợp với epinephrine – ngoại trừ gây tê tĩnh mạch vùng, để kéo dài tác dụng với tỉ lệ 1:100000 đến 1:200000. Đặc biệt trong lĩnh vực Nha Khoa, khi sử dụng thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng ngắn hay trung bình thì bắt buộc phải kết hợp với thuốc co mạch. Lidocain hydrochlorid kết hợp với epinephrine chỉ được sử dụng trên vùng mặt (răng-hàm-miệng).
Cách sử dụng thuốc tiêm Falipan 200mg/10mL
Falipan 200mg/10ml được sử dụng bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn. Tùy thuộc vào phương pháp gây tê tương ứng, Falipan dùng theo đường tiêm: tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm vào mô.
Chống chỉ định khi dùng Falipan 200mg/10mL
Quá mẫn với thuốc tê nhóm amid, người bệnh có hội chứng Adams-Stokes hoặc có rối loạn xoang – nhĩ nặng, block nhĩ – thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc block trong thất, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Ngoài ra, chống chỉ định gây tê tại chỗ và gây tê cùng với nhóm bệnh nhân:
- Thiếu máu hoặc giảm thể tích máu chưa hồi phục
- Rối loạn đông máu
- Tăng áp lực nội sọ
Khi gây tê vùng tủy sống, phải điều trị dự phòng đông máu.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: huyết áp thấp, tăng huyết áp, dị cảm, chóng mặt, nhịp tim chậm
Ít gặp: triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương (đau bụng, ngứa ran trong miệng, tê lưỡi, rối loạn thính giác và thị giác, run rẩy, ù tai, rối loạn vận ngôn và ức chế TKTW)
Hiếm gặp: suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh thần kinh, tổn thương thần kinh ngoại vi, phản ứng dị ứng (nổi mề đay, phù nề, co thắt phế quản, sốc phản vệ…), song thị.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng của quá liều Falipan 200mg/10mL
Bồn chồn, run, loạn thị giác, ù tai, cảm giác ngứa ran trong môi, dị cảm miệng. Nói lắp, ớn lạnh và co thắt cơ bắp là dấu hiệu của cơn co giật sắp xảy ra. Khi nồng độ lidocain trong huyết tương không đủ để gây co giật thì tạo cảm giác buồn ngủ và an thần. Nhiễm độc vừa đến nặng hệ thần kinh trung ương làm gia tăng mức độ viêm cuống phổi.
Hạ huyết áp là dấu hiệu đầu tiên thường thấy xảy ra đối với hệ tim mạch và gây ra bởi sự ức chế xung thần kinh tim
Cách xử trí quá liều
- Ngừng dùng Falipan
- Duy trì đường thở
- Thông khí hỗ trợ hay kiểm soát với oxy. Liệu pháp oxy này không được ngưng đến khi các triệu chứng ngộ độc biến mất, và tiếp tục duy trì đến khi các chức năng quan trọng trở lại bình thường.
- Kiểm tra cẩn thận huyết áp, nhịp tim và sự giãn đồng tử.
- Trong trường hợp gây tê toàn bộ tủy sống, các biện pháp cấp cứu này cũng được áp dụng khi có các dấu hiệu ban đầu là bồn chồn, nói thì thầm, buồn ngủ, sau đó có thể dẫn đến mất ý thức và ngừng hô hấp
Các biện pháp xử lý khác
- TH hạ huyết áp nghiêm trọng: đặt bệnh nhân nằm lên mặt phẳng, nâng chân lên và tiêm tĩnh mạch chậm thuốc cường giao cảm tác động trên receptor β . Bù đủ lượng dịch cho bệnh nhân cũng được khuyến cáo
- Nếu xảy ra tăng trương lực dây thần kinh phế vị (nhịp tim chậm), nên dùng atropin (tiêm tĩnh mạch 0.5 – 1.0mg)
- Co giật phải được điều trị bằng các thuốc barbiturat có thời gian tác dụng cực ngắn với liều nhỏ, lặp lại hoặc với diazepam 5 -10mg tiêm tĩnh mạch. Các liều này phải được chia nhỏ cho đến khi kiểm soát được các cơn co giật.
Tương tác thuốc
Những tương tác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Falipan 200mg/10mL như:
– Thuốc alkaloid gây co mạch hoặc epinephrin gây tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp. Vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng
– Thuốc an thần: làm tăng ảnh hưởng đến thần kinh trung ương
– Aprindine, Mexiletin, Tocainid và lidocain có cấu trúc hóa học tương tự nhau, nếu dùng đồng thời có thể gây cộng hợp tác dụng phụ.
– Cẩn thận khi dùng đồng thời Propranolol, Diltiazem, Verapamil hoặc Cimetidin
– Dùng chung với glycosid tim có thể làm giảm độc tính của thuốc tê
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.