Mô tả
ANAROPIN 5MG/ML – thuốc gây tê, gây mê
ANAROPIN 5MG/ML
Thuốc tiêm gây mê, gây tê
Thành phần : Ropivacaine hydrochloride
Đóng gói: 5 lọ/hộp
Chỉ định: xem phần Liều dùng
Liều dùng:
Dùng liều thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. Người lớn, trẻ > 12t.: Gây tê phẫu thuật: Nồng độ 7.5mg/mL: (a) Ngoài màng cứng vùng thắt lưng: 15-25 mL (phẫu thuật), 15-20 mL (mổ đẻ); (b) Ngoài màng cứng vùng ngực: 5-15 mL phụ thuộc cấp độ tiêm (phong bế trong giảm đau hậu phẫu). (c) Phong bế thần kinh lớn (đám rối thần kinh cánh tay): 10-40 mL. (d) Chọn lọc và phong bế thần kinh nhỏ-vừa: 1-30 mL. Nồng độ 5mg/mL: Gây tê nội tủy mạc (dưới màng nhện) trong phẫu thuật: 3-4 mL. Giảm đau cấp: Nồng độ 2mg/mL. (a) Ngoài màng cứng vùng thắt lưng: liều cao (bolus) 10-20 mL, tiêm từng đợt 10-15 mL (khoảng cách 2 lần tiêm ít nhất 30 phút) hoặc truyền liên tục 6-14 mL/giờ (sau phẫu thuật/khi sinh); (b) Ngoài màng cứng vùng ngực: truyền liên tục 6-14 mL/giờ (hậu phẫu), (c) Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc: 1-100 mL, phong bế thần kinh ngoại biên (đùi hoặc cơ thang): truyền liên tục hoặc tiêm từng đợt 5-10 mL/giờ. Trẻ em ≤ 25kg: Nồng độ 2mg/mL, tối đa 25 mL. Giảm đau cấp trong/sau phẫu thuật: (a) Phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng cùng, đơn liều, 0-12t.: 1 mL/kg, (b) Truyền ngoài màng cứng liên tục ở trẻ ≤ 25kg: 0-6 tháng tuổi: liều cao(*) 0.5-1 mL/kg, truyền đến 72 giờ, 0.1 mL/kg/giờ; 6-12 tháng tuổi: liều cao(*) 0.5-1 mL, truyền đến 72 giờ, 0.2 mL/kg/giờ, 1-12t.: liều cao(**) 1 mL/kg, truyền đến 72 giờ, 0.2 mL/kg/giờ. (*)Giới hạn dưới của liều là khoảng liều đề nghị để phong bế ngoài màng cứng vùng ngực, trong khi giới hạn trên của liều trên là khoảng liều đề nghị để phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng hoặc chùm đuôi ngựa. (**)Liều đề nghị cho phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng. Nên giảm sử dụng liều cao khi gây tê ngoài màng cứng vùng ngực.
Cách dùng:
Cần hết sức thận trọng để tránh tiêm nhầm vào mạch máu. Giám sát kỹ chức năng sống của bệnh nhân trong suốt quá trình tiêm. Tiêm chậm (25-50mg/phút) toàn bộ thuốc hoặc chia liều nhỏ hơn và duy trì liên tục. Tiêm liều cao ngoài màng cứng: thử trước với 3-5mL lidocaine adrenaline (Xylocaine 2% Adrenaline) 1:200000. Khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc, cần ngừng tiêm ngay.
Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc, với chất gây tê tại chỗ nhóm amide.
Thận trọng:
Tránh tiêm nhầm vào mạch máu. Tiêm nhầm dưới màng nhện có thể gây phong bế tủy sống nặng gây ngừng thở, hạ HA. Cơn co giật xuất hiện thường xuyên sau phong bế đám rối cánh tay và phong bế ngoài màng cứng do tiêm nhầm vào mạch máu hoặc hấp thu quá nhanh từ vị trí tiêm. Thận trọng khi tiêm vào các khu vùng bị viêm, khi sử dụng cho bệnh nhân bệnh gan tiến triển, suy thận nặng, đang điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III, nghi ngờ chấn thương nội khớp trong thời gian gần đây hoặc có khoảng giao diện trong khớp có bề mặt sần sùi do phẫu thuật. Tránh sử dụng ropivacaine kéo dài ở bệnh nhân đã điều trị với các thuốc kháng CYP1A2 mạnh (như Fluvoxamine và Enoxacin). Trẻ sơ sinh có thể trạng không tốt (suy dinh dưỡng, do tuổi tác, do các yếu tố gây tổn thương khác), bệnh nhân đang chế độ kiêng muối.
Phản ứng có hại:
Hạ HA, chậm nhịp tim (thường gặp sau gây tê tủy sống), nhịp tim nhanh, tăng HA, ngất, ngừng tim, loạn nhịp tim. Dị cảm, chóng mặt, đau đầu. Bồn chồn, các triệu chứng của nhiễm độc TKTW, giảm xúc giác. Buồn nôn, nôn mửa, bí tiểu. Tăng nhiệt độ, rét run, đau lưng. Hạ nhiệt độ, phản ứng dị ứng (dị ứng, u thần kinh, mày đay).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.