Mô tả
– Viên nén Celestamine được chỉ định trong những trường hợp phức tạp của dị ứng đường hô hấp, dị ứng da và mắt, cũng như những bệnh viêm mắt cần chỉ định hỗ trợ bằng corticoide toàn thân.
– Các trường hợp tiêu biểu bao gồm dị ứng phấn hoa hay bụi trầm trọng, hen phế quản nặng, viêm mũi dị ứng kinh niên, viêm da dị ứng (eczéma), viêm da tiếp xúc, các tương tác thuốc và bệnh huyết thanh.
– Các chứng viêm mắt bao gồm viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm thể mi không có u hạt, viêm mống mắt – thể mi, viêm màng mạch, viêm màng mạch – võng mạc và viêm màng mạch nho.
– Viên nén Celestamine kiểm soát sự tiết dịch rỉ và viêm của các chứng bệnh ở mắt, do đó giúp bảo tồn sự phối hợp hoạt động đồng nhất của mắt trong khi vẫn cho phép điều trị nhiễm trùng đặc hiệu hay những nguyên do khác bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc Celestamine 0.25mg
Dạng bào chế : Viên nén : vỉ 20 viên, hộp 1 vỉ
Đóng gói: Hộp 30 viên
Thành phần – Hàm lượng:
Cho 1 viên
– Bétaméthasone 0,25 mg
– Dexchlorphéniramine maléate 2 mg
Chỉ định
– Viên nén Celestamine được chỉ định trong những trường hợp phức tạp của dị ứng đường hô hấp, dị ứng da và mắt, cũng như những bệnh viêm mắt cần chỉ định hỗ trợ bằng corticoide toàn thân.
– Các trường hợp tiêu biểu bao gồm dị ứng phấn hoa hay bụi trầm trọng, hen phế quản nặng, viêm mũi dị ứng kinh niên, viêm da dị ứng (eczéma), viêm da tiếp xúc, các tương tác thuốc và bệnh huyết thanh.
– Các chứng viêm mắt bao gồm viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm thể mi không có u hạt, viêm mống mắt – thể mi, viêm màng mạch, viêm màng mạch – võng mạc và viêm màng mạch nho.
– Viên nén Celestamine kiểm soát sự tiết dịch rỉ và viêm của các chứng bệnh ở mắt, do đó giúp bảo tồn sự phối hợp hoạt động đồng nhất của mắt trong khi vẫn cho phép điều trị nhiễm trùng đặc hiệu hay những nguyên do khác bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Chống chỉ định:
Chống chỉ định viên nén Celestamine cho bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân, trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng, bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO và trên những người có quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc hay với những thuốc có cấu trúc tương tự.
Chú ý đề phòng – Thận trọng lúc dùng:
Bétaméthasone :
– Nên điều chỉnh liều khi diễn tiến bệnh được giảm bớt hay gia tăng, theo đáp ứng riêng biệt của từng bệnh nhân với phương pháp điều trị hay khi bệnh nhân có thêm các stress về cảm xúc hay về thể chất như nhiễm trùng nặng, phẫu thuật hay chấn thương. Có thể cần theo dõi đến 1 năm sau khi ngưng quá trình điều trị bằng corticoide liều cao hay dùng kéo dài.
– Nên dùng liều thấp nhất có thể được để kiểm tra tình trạng bệnh. Trước khi ngưng thuốc nên giảm liều từ từ.
– Tác động của corticoide được gia tăng ở bệnh nhân nhược giáp hay bệnh nhân xơ gan.
– Nên cẩn thận khi dùng corticoide cho bệnh nhân herpes simplex mắt vì có khả năng gây thủng giác mạc.
– Các chứng loạn trí có thể xuất hiện khi trị liệu bằng corticoide. Các chứng không cân bằng về xúc cảm hay khuynh hướng loạn tâm thần có sẵn có thể bị nặng hơn do sử dụng corticoide.
– Nên cẩn thận khi dùng corticoide trong những trường hợp sau : viêm loét kết tràng không đặc hiệu, nếu có khả năng tiến tới thủng, abcès, hay những nhiễm trùng sinh mủ khác ; viêm túi thừa ; vừa mới nối ruột ; loét dạ dày hoạt động hay tiềm ẩn ; suy thận ; cao huyết áp ; loãng xương ; và nhược cơ nặng. Do các biến chứng từ quá trình trị liệu với corticoide phụ thuộc vào liều lượng và thời gian trị liệu, nên cân nhắc giữa lợi ích trị liệu và nguy cơ có hại trên từng bệnh nhân.
– Corticoide có thể che lấp một vài dấu hiệu của nhiễm trùng và bội nhiễm có thể xuất hiện trong quá trình điều trị. Khi dùng corticoide, sự giảm đề kháng và mất khả năng khu trú nhiễm trùng có thể xảy ra.
– Sử dụng corticoide kéo dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể dưới bao sau (đặc biệt ở trẻ em), glaucome có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, và có thể thúc đẩy nhiễm trùng thứ phát ở mắt do nấm hoặc do virus.
– Liều trung bình và liều cao corticoide làm tăng huyết áp, giữ muối-nước, và sự đào thải kali. Các tác động này hầu như ít xảy ra với những dẫn xuất tổng hợp trừ khi được dùng với liều cao. Nên cân nhắc chế độ ăn uống hạn chế muối và cung cấp thêm kali. Tất cả corticoide đều làm gia tăng sự đào thải calcium.
– Trong quá trình điều trị với corticoide, bệnh nhân không nên chủng ngừa đậu mùa. Không nên áp dụng các biện pháp miễn dịch cho bệnh nhân đang dùng corticoide, đặc biệt khi dùng với liều cao do có thể xảy ra biến chứng thần kinh và thiếu đáp ứng kháng thể.
– Nên giới hạn việc điều trị bằng corticoide trên bệnh nhân bị lao tiến triển ở các trường hợp lao cấp hay lao lan tràn, trong những bệnh này corticoide nên được dùng kết hợp với biện pháp kháng lao thích hợp.
– Nếu corticoide được chỉ định trên bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn, nên theo dõi chặt chẽ do có thể xuất hiện sự tái kích hoạt căn bệnh. Trong quá trình trị liệu corticoide kéo dài, bệnh nhân nên áp dụng phương pháp hóa dự phòng.
– Điều trị với corticoide có thể làm thay đổi tính di động và số lượng của tinh trùng.
Dexchlorphéniramine maléate :
– Nên dùng cẩn thận viên nén Celestamine cho bệnh nhân mắc chứng glaucome góc hẹp, loét dạ dày hẹp, tắt nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt hay tắt nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch bao gồm cao huyết áp, cho những người bị gia tăng áp lực nội nhãn hay cường giáp.
– Tác động lên khả năng lái xe hay thao tác máy móc : Bệnh nhân nên được lưu ý khi thực hiện những hoạt động cần cảnh giác thần kinh như lái xe hay điều hành các thiết bị, máy móc…
– Sử dụng thuốc cho trẻ em : Chưa xác định được tính an toàn và hiệu lực của Celestamine ở trẻ dưới 2 tuổi. Nên theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em do corticoide có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và ức chế sự sản xuất corticoide nội sinh ở những bệnh nhân này.
– Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, đang dùng corticoide với liều làm suy yếu miễn dịch nên được cảnh cáo tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh sởi hay thủy đậu, và nếu bị tiếp xúc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng thuốc cho người già : Các thuốc kháng histamine thông thường có thể gây chóng mặt, an thần và hạ huyết áp ở các bệnh nhân trên 60 tuổi.
Lúc có thai và cho con bú:
Sử dụng Celestamine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú hay phụ nữ ở tuổi có con đòi hỏi phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và khả năng gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi hay trẻ sơ sinh. Những trẻ có mẹ dùng nhiều liều corticoide lúc có thai nên được theo dõi cẩn thận về các dấu hiệu suy thượng thận.
Tương tác thuốc:
Bétaméthasone :
– Dùng đồng thời với phénobarbital, phenytoine, rifampine hay éphédrine có thể làm tăng chuyển hóa corticoide, và do đó giảm tác dụng điều trị.
– Bệnh nhân dùng cả hai thuốc corticoide và estrogène nên được theo dõi về tác động quá mức của corticoide.
– Dùng đồng thời corticoide với các thuốc lợi tiểu làm mất kali có thể dẫn đến chứng hạ kali huyết. Dùng đồng thời corticoide với các glycoside tim có thể làm tăng khả năng gây loạn nhịp hay ngộ độc digitalis đi kèm với hạ kali huyết. Corticoide có thể thúc đẩy khả năng mất kali gây ra do amphotéricine B. Trên mọi bệnh nhân dùng bất cứ các kết hợp thuốc nào được kể trên, nên kiểm tra kỹ càng chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ kali.
– Dùng đồng thời corticoide với những thuốc chống đông thuộc loại coumarine có thể làm tăng hay giảm tác dụng chống đông, có thể cần phải điều chỉnh liều.
– Tác dụng do kết hợp thuốc kháng viêm không stéroide hay rượu với các glucocorticoide có thể làm tăng tỉ lệ hay mức độ trầm trọng của loét dạ dày-ruột.
– Corticoide có thể làm giảm nồng độ salicylate trong máu. Nên cẩn thận khi phối hợp acide acétylsalicylique với corticoide trong trường hợp giảm prothrombine huyết.
– Có thể cần phải điều chỉnh liều của thuốc tiểu đường khi dùng corticoide cho người mắc bệnh tiểu đường.
– Điều trị đồng thời với glucocorticoide có thể ức chế đáp ứng với somatotropine.
Dexchlorphéniramine maléate :
– Thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) kéo dài và làm tăng tác dụng của các thuốc kháng histamine ; có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng.
Dùng đồng thời dexchlorphéniramine maléate với rượu, thuốc chống trầm cảm loại tricyclique, barbiturate hay những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của dexchlorphéniramine. Tác động của thuốc chống đông uống có thể bị ức chế bởi các kháng histamine.
Tương tác thuốc với các xét nghiệm cận lâm sàng :
– Corticoide có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm nitroblue tetrazolium tìm sự nhiễm khuẩn và cho kết quả âm tính giả tạo.
Tác dụng ngoại ý:
– Bác sĩ nên cảnh giác đến khả năng xảy ra các tác dụng ngoại ý do sử dụng corticoide và kháng histamine, đặc biệt loại tác dụng gây an thần.
– Bétaméthasone : các tác dụng ngoại ý do thành phần này của thuốc, cũng giống như những tác dụng ngoại ý khác được báo cáo từ các corticoide khác, có liên quan đến liều lượng và thời gian điều trị. Tuy nhiên, lượng corticoide trong viên thuốc thấp đã làm giảm bớt đi tỉ lệ xảy ra tác dụng phụ.
Các tác dụng ngoại ý được báo cáo bao gồm :
– Rối loạn nước và chất điện giải : giữ natri, mất kali, kiềm máu giảm kali ; giữ nước ; suy tim sung huyết trên những bệnh nhân nhạy cảm ; cao huyết áp.
– Hệ cơ xương : nhược cơ, bệnh cơ do corticoide, giảm khối cơ ; gia tăng triệu chứng nhược cơ trong bệnh nhược cơ nặng ; loãng xương ; gãy lún cột sống ; hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi và xương cánh tay ; gãy bệnh lý các xương dài ; đứt dây chằng.
– Hệ tiêu hóa : loét dạ dày có thể gây thủng và xuất huyết sau đó ; viêm tụy, trướng bụng ; viêm loét thực quản.
– Da : làm chậm lành vết thương, teo da, da mõng manh ; có đốm xuất huyết và mảng bầm máu ; nổi ban đỏ trên mặt ; tăng đổ mồ hôi ; sai lệch các test thử ở da ; các phản ứng như viêm da dị ứng, mề đay, phù mạch thần kinh.
– Thần kinh : co giật ; tăng áp lực nội sọ cùng với phù gai thị (u não giả) thường sau khi điều trị dài hạn ; chóng mặt ; nhức đầu.
– Nội tiết : kinh nguyệt bất thường ; hội chứng giống Cushing ; trẻ em chậm phát triển hay giảm phát triển của phôi bên trong tử cung ; sự không đáp ứng thứ phát thượng thận và tuyến yên, đặc biệt trong những giai đoạn stress như chấn thương, phẫu thuật hay bệnh tật ; giảm dung nạp carbonhydrate, làm lộ ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insuline hay các tác nhân hạ đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường.
– Mắt : đục thủy tinh thể dưới bao ; tăng áp lực nội nhãn, glaucome ; lồi mắt.
– Chuyển hóa : cân bằng nitơ âm tính do dị hóa protéine.
– Tâm thần : sảng khoái, cảm giác lơ lửng ; trầm cảm nặng cho đến các biểu hiện tâm thần thực sự ; thay đổi nhân cách ; dễ bị kích thích ; mất ngủ.
– Các tác dụng ngoại ý khác : phản ứng giống phản vệ hay quá mẫn và hạ huyết áp hay phản ứng giống như bị sốc.
Dexchlorphéniramine maléate :
Các phản ứng ngoại ý do thành phần này của thuốc cũng giống như những tác dụng ngoại ý được báo cáo với những thuốc kháng histamine thông thường (có tác dụng an thần), và hiếm khi gây độc tính. Cảm giác buồn ngủ nhẹ đến trung bình là tác dụng phụ thường thấy nhất. Các tác dụng phụ của các thuốc kháng histamine có tính an thần thay đổi khác nhau về mức độ và tỷ lệ. Các tác dụng phụ bao gồm những thay đổi về tim mạch, về huyết học (giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết giải), về thần kinh (lú lẫn, ảo giác, run rẩy), tiêu hóa, bí tiểu, tác dụng ngoại ý trên hô hấp và thay đổi tính tình. Tác dụng ngoại ý thông thường nhất bao gồm an thần, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn điều hòa, đau thượng vị, nổi ban, khô miệng và làm đặc chất tiết phế quản.
Liều lượng và cách dùng:
– Liều dùng nên được điều chỉnh tùy theo bệnh được điều trị, mức độ trầm trọng và đáp ứng của bệnh nhân. Khi có cải thiện, nên giảm dần liều cho đến mức độ duy trì tối thiểu và nên ngưng thuốc ngay khi có thể. Khi các triệu chứng dị ứng hô hấp đã được kiểm soát đầy đủ, nên ngưng từ từ dạng phối hợp và xem xét thay thế bằng một kháng histamine duy nhất.
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 đến 2 viên, 4 lần mỗi ngày, sau khi ăn và trước lúc đi ngủ. Không được vượt quá 8 viên mỗi ngày.
– Đối với trẻ nhỏ hơn nên điều chỉnh liều tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và đáp ứng của bệnh nhân hơn là theo tuổi tác hay thể trọng.
-Trẻ từ 6 đến 12 tuổi : liều khuyến cáo là 1/2 viên, 3 lần mỗi ngày. Nếu cần thiết tăng thêm liều, tốt hơn nên dùng lúc đi ngủ. Không được vượt quá 4 viên mỗi ngày.
Qúa liều
– Celestamine là một thuốc kết hợp và do đó, phải cân nhắc độc tính có thể có của mỗi thành phần. Độc tính từ một liều duy nhất Celestamine chủ yếu là do dexchlorphéniramine. Liều gây chết được ước lượng của thuốc kháng histamine dexchlorphéniramine maléate là 2,5-50 mg/kg.
– Triệu chứng: Các phản ứng quá liều xảy ra với các kháng histamine thông thường (tác dụng an thần) có thể thay đổi từ tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương (an thần, ngưng thở, giảm cảnh giác thần kinh, trụy tim mạch), đến kích thích (mất ngủ, ảo giác, run rẩy, co giật), thậm chí gây tử vong.
– Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, ù tai, mất điều hòa, nhìn đôi và hạ huyết áp. Ở trẻ em, sự kích thích vượt trội hơn, như là các dấu hiệu và triệu chứng giống atropine (khô miệng, giãn đồng tử, đỏ bừng mặt, sốt và triệu chứng trên đường tiêu hóa). Có thể xuất hiện chứng ảo giác, mất phối hợp và co giật loại động kinh cơn lớn. Ở người lớn, một chu kỳ bao gồm chứng trầm cảm với chứng buồn ngủ và hôn mê, và sau đó là pha kích động dẫn đến co giật đi sau đó là trầm cảm có thể xảy ra.
-Một liều duy nhất vượt quá giới hạn của bétaméthasone thường không tạo ra các triệu chứng cấp tính. Ngoại trừ khi dùng thuốc với liều quá cao, việc quá liều glucocorticoide vài ngày hầu như không gây kết quả nguy hại trừ khi điều này xảy ra với bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt do đang có bệnh hay đang dùng đồng thời thuốc khác có khả năng tương tác gây tác dụng ngoại ý với bétaméthasone.
– Điều trị : Quá liều cấp : lập tức gây nôn (cho bệnh nhân còn tỉnh) hay rửa dạ dày. Chưa thấy được hiệu quả ích lợi của thẩm phân phúc mạc trong những trường hợp quá liều.
– Điều trị quá liều bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Không nên dùng chất kích thích. Có thể dùng thuốc tăng huyết áp để điều trị chứng hạ huyết áp. Các cơn co giật được xử lý tốt nhất với các thuốc làm giảm hoạt động có tác dụng ngắn hạn như thiopental. Duy trì cung cấp nước đầy đủ và kiểm soát chất điện giải trong huyết thanh và trong nước tiểu, đặc biệt chú ý cẩn thận đến sự cân bằng natri và kali. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần thiết.
Bảo quản:
Bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2 đến 30oC.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.