Mô tả
Thuốc GLOCIP 500 điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng và không biến chứng do các bệnh nguyên nhạy cảm với ciprofloxacin gây ra trên đường hô hấp, tai giữa và các xoang, mắt, thận và đường tiết niệu, cơ quan sinh dục kể cả bệnh lậu, ổ bụng (như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay đường mật, viêm phúc mạc), da và mô mềm, xương khớp, khoang miệng và răng; nhiễm khuẩn sản phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết.
Thuốc GLOCIP 500 điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng và không biến chứng do các bệnh nguyên nhạy cảm với ciprofloxacin gây ra trên đường hô hấp, tai giữa và các xoang, mắt, thận và đường tiết niệu, cơ quan sinh dục kể cả bệnh lậu, ổ bụng
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén bao phim chứa :
Hoạt chất: Ciprofloxacin hydroclorid tương đương 500 mg Ciprofloxacin
CHỈ ĐỊNH
Điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng và không biến chứng do các bệnh nguyên nhạy cảm với ciprofloxacin gây ra trên đường hô hấp, tai giữa và các xoang, mắt, thận và đường tiết niệu, cơ quan sinh dục kể cả bệnh lậu, ổ bụng (như nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay đường mật, viêm phúc mạc), da và mô mềm, xương khớp, khoang miệng và răng; nhiễm khuẩn sản phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết.
Dự phòng bệnh viêm màng não cầu khuẩn và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch, dự phòng nhiễm trùng do phẫu thuật.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Người lớn: – Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: ½ viên/lần x 2 lần/ngày.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu biến chứng, các nhiễm khuẩn khác, dự phòng nhiễm khuẩn: 1viên/lần x 2 lần/ngày.
– Bệnh lậu không biến chứng: 1 viên liều duy nhất/ngày.
– Các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy xương: uống 1-1,5 viên/ lần x 2 lần/ngày.
– Liệu pháp Glocip liên tục 7 ngày trong điều trị nhiễm khuẩn thận và đường tiểu. Đối với nhiễm khuẩn do liên cầu nhạy cảm, thời gian điều trị tối thiểu 10 ngày. Thời gian điều trị cho những nhiễm khuẩn khác từ 7 đến 14 ngày. Viêm tủy xương được điều trị trong 2 tháng.
– Nên điều trị tiếp tục ít nhất 72 giờ sau khi có cải thiện về lâm sàng và về vi khuẩn học.
– Uống thuốc với một ly nước đầy, có thể uống lúc đói hoặc no, không uống chung với thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với ciprofloxacin, acid nalidixic và các quinolon khác.
– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và trẻ vị thành niên.
LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG
– Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử động kinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương, suy gan, suy thận, nhược cơ, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase và người già.
– Ở những bệnh nhân suy thận: điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin.
– Dùng ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức.
– Ciprofloxacin có thể gây chóng mặt, nên xác định sự nhạy cảm này trước khi dùng trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
– Sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ: Vì ciprofloxacin gây thoái hóa các khớp mang trọng lượng cơ thể ở động vật chưa trưởng thành, nên dùng thuốc thận trọng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
– Sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú: Ciprofloxacin bài tiết trong sữa mẹ. Do khả năng xảy ra tác dụng ngoại ý của ciprofloxacin trên trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho trẻ bú hoặc ngưng thuốc tùy vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
TƯƠNG TÁC THUỐC
– Các thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi, chế phẩm chứa sắt và sucralfat làm giảm hấp thuciprofloxacin. Probenecid ngăn cản bài tiết ciprofloxacin. Thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
– Ciprofloxacin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh và làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin.
– Gia tăng thoáng qua creatinin huyết thanh khi dùng đồng thời với cyclosporin.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
– Trên dạ dày – ruột: buồn nôn, tiêu chảy, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, chán ăn.
– Trên thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy.
– Trên da: ngứa, nổi mề đay, phù mạch, nổi ban đỏ.
– Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Bệnh nhân bị viêm hoặc đau gân, tiêu chảy nặng hoặc kéo dài.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
DƯỢC LỰC HỌC VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC
– Ciprofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon có phổ kháng khuẩn rộng. Ciprofloxacin tác động bằng cách ức chế tiểu đơn vị A của DNA gyrase (topoisomerase) nên ngăn cản sự sao chép DNA của vi khuẩn.
– Cơ chế tác động của các kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon, kể cả ciprofloxacin, khác với các kháng sinh nhóm penicilin, cephalosporin, aminoglycosid, macrolid, và tetracyclin. Do đó, các chủng vi khuẩn đề kháng với các nhóm kháng sinh này có thể nhạy cảm với ciprofloxacin và các quinolon khác.
– Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn in vitro rộng, bao gồm các vi khuẩn Gram âm và Gram dương:
– Vi khuẩn Gram âm hiếu khí: Ciprofloxacin có hoạt tính in vitro trên các vi khuẩn đường ruột bao gồmEscherichia coli và Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Providencia, Salmonella, Serratia,Shigella, và Yersinia spp. Thuốc cũng có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa nhưng yếu hơn trên các Pseudomonas spp. khác. Haemophilus ducreyi, H. influenzae, Moraxella catarrhalis (Branhamella catarrhalis), và Neisseria gonorrhoeae rất nhạy cảm với thuốc, kể cả các chủng tiết beta-lactamase. N. meningitidis cũng nhạy cảm với thuốc. Các vi khuẩn Gram âm hiếu khí khác được báo cáo là nhạy cảm với ciprofloxacin bao gồm Acinetobacter spp., Campylobacter spp., Gardnerella vaginalis, Helicobacter pylori, Legionella spp., Pasteurella multocida, và Vibrio spp..
– Vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Ciprofloxacin có hoạt tính trên các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tiết và không tiết penicilinase, và hiệu quả trên một vài chủng kháng meticilin. Các liên cầu khuẩn, đặc biệtStreptococcus và các cầu khuẩn đường ruột kém nhạy cảm hơn. Các vi khuẩn Gram dương khác nhạy cảm in vitro với ciprofloxacin là Bacillus anthracis và Corynebacterium spp..
– Đa số các vi khuẩn kỵ khí, kể cả Bacteroides fragilis và Clostridium difficile, đề kháng với ciprofloxacin, mặc dù một vài Clostridium spp khác có thể nhạy cảm.
Dược động học
– Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa. Thức ăn có thể làm chậm hấp thu thuốc nhưng không đáng kể. Sinh khả dụng đường uống khoảng 70% và nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 2,5 microgram/ml đạt được trong vòng 1-2 giờ sau khi uống một liều 500 mg. Nửa đời trong huyết tương khoảng 3,5 – 4,5 giờ. Thời gian này dài hơn ở người suy thận và người già.
– Khoảng 20-40% ciprofloxacin gắn kết với protein huyết tương. Thuốc được phân bố rộng khắp cơ thể và thâm nhập tốt vào các mô. Nồng độ thuốc trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết tương, đặc biệt ở tuyến tiền liệt. Ciprofloxacin hiện diện dưới dạng có hoạt tính trong nước bọt, nước mũi và dịch tiết phế quản, màng nhầy các xoang, đờm, dịch ổ bụng, mật và dịch tiết tuyến tiền liệt. Ciprofloxacin còn được tìm thấy ở phổi, da, mỡ, cơ, sụn, và xương. Thuốc qua được dịch não tủy, nhưng nồng độ thuốc chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương trong trường hợp màng não bị viêm. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ, Thuốc đạt nồng độ cao trong mật.
– Khoảng 40 – 50% liều uống được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết chủ động ở ống thận, khoảng 15% bài tiết dưới dạng chuyển hóa. Ngoài ra, ciprofloxacin còn được thải trừ theo con đường chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột. Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
QUÁ LIỀU
Triệu chứng: Độc tính trên thận có hồi phục được ghi nhận ở một vài bệnh nhân trong trường hợp quá liều cấp.
Xử trí:
– Gây nôn hoặc rửa dạ dày nhằm loại thuốc ra khỏi cơ thể.
– Cần theo dõi người bệnh và điều trị hỗ trợ như kiểm tra chức năng thận, cho uống chế phẩm kháng acid chứa nhôm, magnesi hay calci để làm giảm hấp thu ciprofloxacin. Cần duy trì bù đủ dịch cho bệnh nhân.
TRÌNH BÀY: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim
BẢO QUẢN: để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: TCCS.
HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.