Mô tả
Chỉ định :
– Điều trị nhiễm khuẩn xoang cấp do các vi khuẩn nhạy cảm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, H. Parainfluenzae, klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Moraxella catarrhalis.
– Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, H. influenzae, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.
– Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da do Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes. Thuốc có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da như: áp xe dưới da không biến chứng, đinh nhọt, chốc lở và viêm mô tế bào.
Praxinstad 400 mg
Dạng bào chế : Viên nén bao phim
Qui cách :
Chỉ định :
– Điều trị nhiễm khuẩn xoang cấp do các vi khuẩn nhạy cảm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, H. Parainfluenzae, klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Moraxella catarrhalis.
– Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, H. influenzae, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.
– Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da do Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes. Thuốc có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da như: áp xe dưới da không biến chứng, đinh nhọt, chốc lở và viêm mô tế bào.
Praxinstad được dùng bằng đường uống, có thể dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn.
– Liều thường dùng ở người lớn: 400 mg/ngày, uống 1 lần.
– Thời gian điều trị: 10 ngày với người bệnh nhiễm khuẩn xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa; 7 ngày với bệnh nhân nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da; 5 ngày với người bệnh đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
– Liều dùng với người bệnh suy thận và suy gan:
– Không cần thay đổi liều với người bệnh suy thận, suy gan nhẹ và vừa và người cao tuổi. Moxifloxacin chưa được nghiên cứu ở người suy thận đang chạy thận nhân tạo hoặc người bị suy gan nặng.
– Người có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin, hoặc các quinolon khác, hoặc các thành phần của thuốc.
– Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi do trên thực nghiệm cho thấy thuốc có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực.
– Người có tiền sử khoảng QT kéo dài và đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (quinidin, procainamid), nhóm III (amiodaron, sotalol).
– Do moxifloxacin có thể gây ra khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ, nên cần thận trọng khi sử dụng moxifloxacin cùng với một số thuốc khác có thể gây ra khoảng QT kéo dài như cisaprip, erythromycin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống loạn thần. Cũng nên thận trọng khi sử dụng moxifloxacin ở người bệnh có rối loạn nhịp tim như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.
– Thận trọng khi sử dụng moxifloxacin ở người bệnh có bệnh lý thần kinh trung ương như xơ động mạch não nặng, động kinh, vì có thể gây cơn co giật.
– Một số thuốc làm giảm hấp thụ moxifloxacin, vì vậy phải uống moxifloxacin xa với thời điểm dùng các thuốc sau (ít nhất trước 4 giờ hoặc sau 8 giờ): các thuốc kháng acid, các chế phẩm có chứa sắt, multivitamin có chứa kẽm, sucrafat; didanosin dạng viên nhai được hoặc hòa tan có đệm hoặc dạng bột pha với antacid dành cho trẻ em.
– Khi dùng cùng warfarin, moxifloxacin làm tăng tác dụng chống đông máu, thời gian prothrombin kéo dài, tăng chỉ số INR; vì vậy phải theo dõi thời gian prothrombin và tình trạng đông máu khi dùng moxifloxacin đồng thời với warfarin.
– Các thuốc chống viêm không steroid khi dùng cùng moxifloxacin có thể tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật.
– Cộng hưởng tác dụng gây khoảng QT kéo dài khi dùng moxifloxacin với các thuốc như cisaprid, erythromycin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống loạn thần.
– Vì nguy cơ ảnh hưởng đối với thai nhi rất lớn, do đó không sử dụng moxifoxacin khi đang mang thai
– Thực nghiệm trên chuột cống cho thấy moxifloxacin phân bố vào trong sữa, do đó không dùng moxifloxacin cho người đang cho con bú vì thuốc có thể gây tác hại cho trẻ nhỏ. Trong những trường hợp cần thiết phải dùng moxifloxacin, sau khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ, thì cần ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
– Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy
– Thần kinh: chóng mặt
– Tiêu hóa: đau bụng, khô miệng, khó tiêu, rối loạn vị giác thường ở mức độ nhẹ.
– Thần kinh: đau đầu, co giật. Trầm cảm, lú lẫn, run rẫy, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, ngủ gà.
– Da: ngứa, ban đỏ.
– Sinh hóa: tăng amylase, lactat dehydrogenase.
– Cơ xương: đau khớp, đau cơ.
– Điện tâm đồ: khoảng QT kéo dài.
– Đứt gân Achille và các gân khác.
– Tiêu chảy do C.difficile
– Thần kinh: ảo giác, rối loạn tầm nhìn, suy nhược, có ý nghĩ tự sát.
Khi đã uống quá liều moxifloxacin, không có thuốc đặc hiệu để điều trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ: gây nôn và rửa dạ dày để làm giảm hấp thụ thuốc, lợi niệu để tăng thải thuốc. Theo dõi điện tâm đồ ít nhất trong vòng 24 giờ vì có thể khoảng QT kéo dài hoặc loạn nhịp tim. Bù đủ dịch cho người bệnh.
Bảo quản :
Nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh sáng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.