Thần kinh

Tổng quan về bệnh động kinh

Bệnh động kinh - nguyên nhân, triệu chứng

Động kinh là một rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, trong đó hoạt động của não trở nên bất thường, gây ra các cơn co giật hoặc những cảm giác bất thường, những vận động không tự chủ.

Việc điều trị bằng thuốc hoặc đôi khi phẫu thuật có thể kiểm soát cơn động kinh cho phần lớn những người bị động kinh. Một số người cần điều trị suốt đời để kiểm soát cơn động kinh, nhưng đối với những người khác, cơn động kinh cuối cùng sẽ biến mất. Một số trẻ bị động kinh có thể khỏi bệnh theo tuổi tác.

Triệu chứng của động kinh

Vì chứng động kinh là do hoạt động bất thường trong não gây ra, cơn co giật có thể ảnh hưởng đến bất kỳ quá trình nào mà não bạn cần điều phối. Các dấu hiệu và triệu chứng động kinh có thể bao gồm:

  • Nhầm lẫn tạm thời
  • Cơ bắp cứng
  • Chuyển động giật không thể kiểm soát của cánh tay và chân
  • Cái nhìn trống rỗng, hoặc cái nhìn “chằm chằm vào khoảng không”
  • Nhịp tim và/hoặc hơi thở nhanh hơn
  • Mất ý thức hoặc nhận thức tạm thời
  • Các triệu chứng tâm lý như sợ hãi, lo lắng hoặc deja vu
Dấu hiệu và triệu chứng của cơn động kinh

Các triệu chứng khác nhau tùy vào loại động kinh. Trong hầu hết các trường hợp, một người bị động kinh sẽ có xu hướng có cùng một kiểu co giật mỗi lần, vì vậy các triệu chứng sẽ giống nhau giữa các đợt.

Các bác sĩ thường phân loại các cơn động kinh là cục bộ hoặc toàn thể, dựa trên cách thức và nơi não bắt đầu hoạt động bất thường.

Động kinh cục bộ

Khi các cơn co giật xuất hiện do hoạt động bất thường chỉ trong một vùng não của bạn, chúng được gọi là co giật cục bộ. Những cơn co giật này thuộc 2 loại:

  • Co giật cục bộ mà không mất ý thức: chúng có thể làm thay đổi cảm xúc. Hoặc thay đổi cách nhìn, mùi, cảm giác, mùi bị hoặc âm thanh của mọi thứ. Một số người trải nghiệm deja vu. Loại co giật này cũng có thể dẫn đến giật giật không chủ ý của 1 bộ phận cơ thể. VD: cánh tay hoặc chân, các triệu chứng cảm giác tự phát như ngứa ran, chóng mặt,…
  • Động kinh khu trú với nhận thức bị suy giảm. Loại co giật này có vẻ giống như một giấc mơ. Trong cơn co giật cục bộ với nhận thức suy giảm, bạn có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không và không phản ứng bình thường với môi trường xung quanh hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại. VD: xoa tay, nhai, nuốt hoặc đi vòng tròn.

Các triệu chứng của co giật cục bộ có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn thần kinh khác, chẳng hạn như đau nửa đầu, chứng ngủ rũ hoặc bệnh tâm thần. Cần khám và xét nghiệm kỹ lưỡng để phân biệt động kinh với các rối loạn khác.

Động kinh toàn thể

Các cơn động kinh thường liên quan đến tất cả các khu vực của não được gọi là cơn động kinh toan thể. Bao gồm:

Cơn co giật tonic-clonic

Cơn co giật này có thể gây mất ý thức đột ngột và cơ thể cứng đờ, co giật và run rẩy. Đôi khi chúng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc khiến bạn cắn vào lưỡi.

Trải qua 2 giai đoạn gồm giai đoạn cơn co cứng, lúc này các cơ đột nhiên co lại, người bệnh ngã xuống, mất ý thức hoàn toàn trong 10-20 giây, tiếp đó là giai đoạn co giật liên tục kéo dài khoảng 2-3 phút.

Cơn co cứng - co giật toàn thân
Cơn co cứng, co giật toàn thân

Co giật mất trương lực cơ

Người bệnh đột ngột mất kiểm soát cơ. Và cơn co giật này thường ảnh hưởng nhất đến chân, nên nó thường khiến bạn đột ngột ngã quỵ nhưng sau đó hồi phục nhanh

Co giật cơ

Những động tác giật cơ đột ngột, ngắn, xảy ra đối xứng 2 bên, bệnh thường khởi đầu ở tuổi thanh niên và xảy ra vào buổi sáng. Đôi khi cơn co giật làm bệnh nhân ngã nhưng phục hồi lại ngay lập tức.

Động kinh vắng ý thức

Thường xảy ra ở trẻ em, còn được gọi là động kinh cơn nhỏ. Chúng có đặc điểm là nhìn chằm chằm vào khoảng không có hoặc không có các chuyển động cơ thể như chớp mắt hoặc chu môi và chỉ kéo dài khoảng 5-10 giây.

Động kinh vắng ý thức
Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ khoảng 5-10 giây

Các tác nhân nào dẫn đến cơn động kinh?

Một số người phát hiện ra rằng các cơn co giật của họ xảy ra liên tục trong những thời điểm nhất định trong ngày hoặc xung quanh các sự kiện nhất định . Bạn có thể quan sát và theo dõi các cơn động kinh của mình để xem, liệu có một khuôn mẫu nào hay không.

  • Các vấn đề về giấc ngủ: ngủ không ngon, ngủ không đủ giấc, quá mệt, …
  • Sử dụng rượu, đang cai rượu hoặc sử dụng chất cấm
  • Bệnh tật, sốt cao
  • Đèn nhấp nháy hoặc hoa văn
  • Bỏ lỡ một liều thuốc chống động kinh

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh mà bạn cần biết

Các nguyên nhân đã biết bao gồm:

  • Di truyền học
  • Bệnh xơ cứng thái dương. Đây là một tổn thương hình thành ở phần bên trong của thùy thái dương có thể gây ra các cơn co giật cục bộ
  • Chấn thương đầu
  • Nhiễm trùng não. Bao gồm áp xe. viêm màng nào, viêm nào hay bệnh sán dây thần kinh
  • Rối loạn phát triển. Những bất thường khi sinh ảnh hưởng đến não là nguyên nhân thường gặp của chứng động kinh, đặc biệt ở những người không kiểm soát được cơn động kinh bằng thuốc chống động kinh.
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Tình trạng não và bất thường mạch máu não. Các vấn đề về sức khỏe não bộ có thể gây ra chứng động kinh: khối u não, đột quỵ, chứng mất trí nhớ, dị dạng động tĩnh mạch,…

Bệnh động kinh được điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh động kinh bao gồm thuốc chống động kinh, chế độ ăn kiêng đặc biệt và phẫu thuật.

Thuốc chống động kinh có thể kiểm soát cơn co giật ở khoảng 60-70% người bị động kinh. Việc Bác sĩ lựa chọn thuốc chống động kinh phụ thuộc vào:

  • Loại động kinh
  • Phản ứng trước đây của bạn với thuốc chống động kinh
  • Điều kiện kinh tế
  • Khả năng tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng
  • Tác dụng phụ của thuốc (nếu có)
  • Tuổi và sức khỏe chung

Cách sơ cứu khi bị co giật, động kinh

Khi nào bạn cần đi kiểm tra bệnh động kinh

Bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:

  • Bạn bị co giật lần đầu tiên
  • Cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút
  • Hơi thở hoặc ý thức không trở loại sau khi cơn động kinh dừng lại
  • Một cơn co giật thứ 2 xảy ra ngay sau đó
  • Bạn bị sốt cao, có thai hoặc tiểu đường
  • Bạn đã tự làm mình bị thương trong cơn động kinh
  • Bạn tiếp tục bị co giật mặc dù bạn đã dùng thuốc chống động kinh

2 thoughts on “Tổng quan về bệnh động kinh

  1. Pretty! This was a really wonderful post. Thank you for your provided information.

  2. slot game viết:

    I really like your writing style, good information, appreciate it for putting up : D.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *