Hormone - Nội tiết

Chức năng của Progesterone

Chức năng của Progesterone trong cơ thể

Progesteron là gì?

Progesterone là một loại hormone nội sinh được cơ thể người phụ nữ sản xuất, cụ thể là buồng trứng, nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thượng thận.

Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản ở phụ nữ. Nội tiết tố là sứ giả hóa học cho cơ thể biết cách hoạt động. Ở phụ nữ hoặc những người được chỉ định là nữ khi sinh, progesterone hỗ trợ kinh nguyệt và giúp duy trì giai đoạn đầu của thai kỳ.

Cách kiểm tra nồng độ progesterone: Xét nghiệm máu (xét nghiệm PGSN hoặc progesterone) có thể được sử dụng để kiểm tra nồng độ progesterone.

Chức năng chính của Progesterone là gì?

Chức năng chính của progesterone là giúp tử cung sẵn sàng tiếp nhận và duy trì trứng đã thụ tinh.

Nếu bạn không có thai, nội mạc tử cung sẽ bong ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngược lại, nếu sự thụ thai xảy ra, progesterone sẽ tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai.

Progesterone và kinh nguyệt

Sự rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt của một người. Hoàng thể hình thành từ nang trứng rỗng và bắt đầu sản xuất progesterone. Hoàng thể của bạn là một tuyến tạm thời giúp hỗ trợ thời kỳ đầu của thai kỳ nếu quá trình thụ thai xảy ra trong chu kỳ đó. Progesterone hoạt động bằng cách làm dày niêm mạc tử cung của bạn và tạo môi trường tốt cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu một quả trứng không được thụ tinh trong chu kỳ đó (có nghĩ là bạn không có thai), hoàng thể sẽ bị phá vỡ, làm giảm nồng độ progesterone. Nồng độ progesterone giảm có nghĩa là niêm mạc tử cung của bạn mỏng đi và bong ra, gây ra sự bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Progesterone khi mang thai

Nếu một quả trứng được thụ tinh bởi tinh trùng và quá trình thụ thai diễn ra, hoàng thể sẽ không bị phá vỡ và tiếp tục tạo ra nhiều progesterone hơn. Niêm mạc tử cung của bạn dày và có nhiều mạch máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh (nay là phôi thai). Khi nhau thai hình thành, nó sẽ đảm nhận việc sản xuất progesterone.

Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng lên trong mỗi tam cá nguyệt, đạt mức cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 đến 40 của thai kỳ). Nó ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, giúp bạn tránh sinh non. Cuối cùng progesterone chuẩn bị cho ngực của bạn sản xuất sữa.

Vì progesteron rất quan trọng trong việc duy trì giai đoạn đầu của thai kỳ nên nồng độ progesteron thấp có thể khiến bạn khó thụ thai và có thể khiến nguy cơ sảy thai cao hơn.

Nồng độ progesterone giảm trong những năm trước khi mãn kinh, khi quá trình rụng trứng dừng lại.

Vai trò của hormon progesterone trong cơ thể

– Làm dày niêm mạc tử cung của bạn để trứng làm tổ

– Điều hòa lượng máu trong kỳ kinh nguyệt

– Hỗ trợ mang thai một khi quá trình thụ thai xảy ra

– Giúp cải thiện tâm trạng của bạn

– Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

– Hỗ trợ tiết sữa

Các rối loạn phổ biến liên quan đến progesterol

Progesterone thấp có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn theo nhiều cách, đôi khi gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Nồng độ progesterone cao thường không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Trong một số ít trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.

Các triệu chứng của progesterone thấp ở những người không mang thai gồm:

– Kinh nguyệt không đều

– Khó thụ thai

– Thay đổi tâm trạng, lo lắng, trầm cảm

– Khó ngủ

– Nóng bừng

Các triệu chứng của progesterone thấp ở những người mang thai gồm: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non…

Khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh, buồng trứng của bạn sẽ giảm sản xuất estrogen và progesterone. Những thay đổi về mức độ hormone này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm/ hoặc cảm lạnh
  • Khô âm đạo
  • Khó chịu khi qhtd

Phương pháp bổ sung progesterone

Các phương pháp bổ sung progesterone trong liệu pháp hormone như:

  • Kem và gel: Sử dụng tại chỗ hoặc âm đạo;
  • Thuốc đặt: Thường sử dụng để điều trị progesterone thấp gây các vấn đề về sinh sản;
  • Thuốc uống.

Tuy nhiên, việc sử dung như thế nào cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các liệu pháp thay thế hormone bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ: đau tim, đột quỵ, hình thành cục máu đông…

Sự khác biệt của progesterone và progestin

Progestin là một dạng progesterone nhân tạo (tổng hợp). Bác sĩ sẽ sử dụng nó nếu cơ thể bạn không tự sản xuất đủ progesterone. Progestin có sẵn ở dạng thuốc viên, gel âm đạo, thuốc tiêm và thuốc đặt. Thường chỉ định trong trường hợp:

  • Ngừa thai
  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Kinh nguyệt không đều
  • Điều trị một số loại ung thư

Cách bổ sung Progesterone tự nhiên

Nếu bạn lo ngại tác dụng phụ khi sử dụng liệu pháp hormone, hãy tìm đến biện pháp tăng progesterone tự nhiên như:

Kẽm: thịt bò, hạt điều, đầu gà, đậu lăng và trứng

Vitamin C: trái cây có múi, ớt, dâu tây và bông cải xanh

Vitamin B: cà rốt, rau bina, quả óc chó và thịt gia cầm

Magie: rau xanh, quả hạch, hạt và đậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *