Thần kinh

Những điều cần biết về Serotonin

Những điều cần biết về Serotonin

Mỗi khi bạn nhận được lời khen hay sự công nhận đều cảm thấy vui vẻ phải không? Và có bao giờ bạn tự hỏi chất gì trong cơ thể tiết ra khiến mình vui như vậy. Hãy tìm hiểu về Serotonin, một loại hormone và là chất dẫn truyền thần kinh. Đôi khi nó còn được gọi với một cái tên mỹ miều là “hormon hạnh phúc”.

Serotonin là gì?

Có thể hiểu nôm na thì Serotonin là một chất hóa học (5-hydroxytryptamine) do tế bào thần kinh sản xuất và nó gửi tín hiệu qua lại giữa các tế bào thần kinh trong bạn.

Serotonin có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng của bạn. Đó là cảm giác hạnh phúc, nhận thức, học tập, trí nhớ, v..vv… Thiếu serotonin được cho là có vai trò trong bệnh trầm cảm, lo lắng, hưng cảm và các tình trạng sức khỏe khác.

Serotonin được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể: hệ thống tiêu hóa, tiểu cầu và rải khắp hệ thống thần kinh trung ương

Công dụng của Serotonin

Serotonin tác động đến mọi cơ quan trong cơ thể bạn. Từ cảm xúc đến cơ thể và cả kỹ năng vận động. Đây được xem là chất ổn định tâm trạng một cách tự nhiên mà không phụ thuộc vào thuốc.

Serotonin giúp cơ thể bạn:

  • Điều chỉnh sự lo lắng
  • Gia tăng cảm giác hạnh phúc
  • Chữa lành vết thương
  • Kích thích cơn buồn nôn

Và đâu là cách mà Serotonin hoạt động ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể

Bạn có thể đọc tiếp phần dưới đây:

  • Nhu động ruột: có đến 90% Serotonin trong cơ thể chúng ta được sản xuất tại ruột. Nó giúp kiểm soát chức năng ruột và đóng vai trò bảo vệ ruột của bạn. Ruột có thể tăng giải phóng serotonin để tăng tốc độ tiêu hóa nhằm loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn,…
  • Đối với tâm trạng của bạn: Serotonin có tác dụng điều chỉnh cảm xúc bao gồm hạnh phúc và lo lắng. Khi serotonin ở mức bình thường, bạn sẽ cảm thấy tập trung hơn, cảm xúc ổn định hơn, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) được cho làm làm giảm rối loạn cảm xúc bằng cách tăng tiết serotonin trong não. Nhiều loại thuốc dùng để điều trị chứng lo âu, trầm cảm các các rối loạn cảm xúc với mục đích tăng nồng độ serotonin trong não.
  • Có thể thấy vai trò quan trọng của Serotonin ngay cả trong giấc ngủ thường ngày vì khả năng tỉnh táo của bạn được kiểm soát bởi các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm serotonin. Trong khi ngủ, chất này tham gia vào việc chuyển đổi giữa giấc ngủ REM và NREM.
  • Chữa lành vết thương: Tiểu cầu trong máu của chúng ta có dự trữ serotonin. Khi cơ thể cần sữa chữa các tổn thương thì tiểu cầu sẽ giải phóng serotonin dự trữ này để giúp cầm máu và chữa lành vết thương
  • Sức khỏe của xương: Mức serotonin có thể đóng vai trò trong mật độ xương ở người. Nồng độ serotonin trong máu tăng cao có thể làm cho xương yếu, dẫn đến loãng xương hoặc gãy xương có thể xảy ra.
  • Sức khỏe tình dục: Serotonin cũng đóng vai trò cùng với chất dẫn truyền thần kình dopamine – trong ham muốn tình dục ở con người.

So sánh sự khác biệt giữa Serotonin và Dopamin

Giống như serotonin, dopamine là chất truyền tin được tìm thấy trong não và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Cả 2 chất này đều có liên quan đến tinh thần của bạn. Vì vậy, dưới đây là một số cách mà bạn có thể phân biệt:

SerotoninDopamin
Nơi sản xuất nhiều nhấtChủ yếu ở trong ruộtChủ yếu ở não
Chức năngỔn định tâm trạng và giảm lo lắngẢnh hưởng đến động lực và niềm vui
Trầm cảmNhắm mục tiêu trong điều trị trầm cảmMột vài phương pháp điều trị trầm cảm nhắm vào nó
Giấc ngủGiúp điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táoGiúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn

Những vấn đề liên quan đến suy giảm nồng độ Serotonin

Nồng độ serotonin thấp có thể dẫn đến tình trạng:

– Trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc

– Vấn đề về giấc ngủ, tiêu hóa

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về vai trò của serotonin trong cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến mức serotonin thấp:

  • Cơ thể bạn không sản xuất đủ serotonin
  • Cơ thể bạn sử dụng serotonin không hiệu quả. Điều này xảy ra nếu bạn không có đủ thụ thể serotonin hoặc các thụ thể này hoạt động không bình thường.

Làm thế nào để tăng nồng độ Serotonin

Thực phẩm chứa nhiều Tryptophan
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa tryptophan: chất này có thể chuyển đổi thành serotonin trong não của bạn, làm tăng mức serotonin như: cá hồi, trứng, phomai, đậu hũ, dứa, các loại hạt (yến mạch, hạt óc chó,…)
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá ít có thể dẫn tới rối loạn tâm trạng. Hãy cố gắng tiếp xúc với ánh nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Nếu bạn sống ở nơi thiếu ánh nắng (mùa đông) có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp ánh sáng (sử dụng đèn hồng ngoại trị liệu)
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung
  • Tập thể dục: 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn kích hoạt serotonin và cải thiện tâm trạng cũng như sức khỏe về tim mạch

One thought on “Những điều cần biết về Serotonin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *